Kinh tế - Xã hội

  1. Sản xuất nông nghiệp

   Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sản xuất nông nghiệp; ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, UBND xã đã từng bước điều chỉnh và bổ sung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở đó sản phẩm chủ lực của xã (lúa gạo thương phẩm, lúa gaọ hữu cơ) và các loại cây trồng có thế mạnh (Cây chè, cây bưởi, cây bơ, cây dừa xiêm ... ) được UBND xã xây dựng kế hoạch phát triển và triển khai thực hiện có hiệu quả hàng năm.

Đoàn công tác của Tỉnh và Huyện về kiểm tra mô hình Bưởi da xanh tại thôn Tân Thịnh

Mô hình lúa lai BDR17

Mô hình lúa lai BDR 17 được nhân rộng trên các cánh đồng của xã và cho năng suất cao

   Ngoài việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống lúa cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Mô hình “Cánh đồng lớn” được duy trì hàng năm đạt 198,5 ha/733 hộ ở 6 thôn, năng suất bình quân hàng năm đạt trên 81,0 tạ/ha, tăng hơn lúa đại trà 3-5 tạ/ha. Hai HTX nông nghiệp (Ân Tường I và II) đã xây dựng mô hình canh tác hữu cơ cho sản phẩm gạo (năm 2021 là 02 ha, năm 2022 là 04 ha tại 02 thôn Tân Thịnh và Phú Hữu 2), liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thương phẩm với diện tích 14,5 ha lúa.Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, trong 02 năm (2021-2022) UBND xã đã lập phương án hỗ trợ cho 56 hộ dân cải tạo 8,5 ha vườn tạp bằng giống bưởi da xanh, xây dựng 03 vườn mẫu ở thôn Tân Thịnh (3 ha).

Cây chè Gò Loi được khôi phục lại trên vùng đất Trại chè Gò Loi trước đây

 Chăn nuôi lợn là ngành đem lại thu nhập cao cho người dân

   Về chăn nuôi, mặc dù chịu ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi, nhưng 02 năm qua (2021-2022), UBND xã tập trung chỉ đạo quyết liệt hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn theo hướng dẫn của ngành chuyên môn, nhờ thế đàn gia súc, gia cầm được duy trì và  phát triển. Ngoài ra, địa phương còn quan tâm phát triển đàn heo theo hướng nạc hóa, lai hóa đàn bò; chú trọng xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tiêu độc khử trùng, khuyến khích hộ dân trên địa bàn xã vay vốn từ Ngân hàng chính sách tái đàn lợn. Tính đến cuối năm 2022, tổng đàn trâu là 98 con, tăng 2,1% so với cùng kỳ;đàn Bò 1.653 con, tăng 0,2% so với cùng kỳ;đàn Heo 34.500 con, tăng 37,2% so với cùng kỳ. Gà 109.000 con, tăng 77,2% so với cùng kỳ; Vịt 41.000 con, tăng 54,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra trên địa bàn xã, các hộ dân đang nhân rộng mô hình nuôi gà thả đồi, gà thả vườn cho

  1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn

  Các hoạt động Tiểu thủ Công nghiệp trên địa bàn xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 9,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 19% trong cơ cấu kinh tế của xã; các sản phẩm chủ yếu từ cơ sở xay xát gạo, gia công đồ gỗ, xẻ gỗ, đá lạnh... (92 cơ sở). Hoạt động Dịch vụ-thương mại có bước phát triển cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Toàn xã có 21 cơ sở vận tải tư nhân, 59 dịch vụ ăn uống; 17 cơ sở sữa chữa ô tô, xe máy, 248 cơ sở buôn bán hàng hóa, 25 dịch vụ kinh doanh tổng hợp khác. Hàng năm giải quyết việc làm trên 1.200 lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho người dân.

P.H.Công

 

 

 

Các tin khác
THÔNG BÁO
VIDEO
AUDIO
CHUYÊN MỤC
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN TƯỜNG TÂY

Địa chỉ: Phú Khương, Ân Tường Tây, Hoài Ân, Bình Định

Đường dây nóng báo cáo sự cố về an toàn thông tin: 025 63572349

Người chịu tránh nhiệm nội dung: Phạm Thị Thu Hà – Chủ tịch UBND xã

@ Bản quyền thuộc về: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN TƯỜNG TÂY

Liên hệ
  • Điện thoại: 096 7990991

  • Email: tuyetntt@hoaian.binhdinh.gov.vn